Ngày 18 /11 /2021 tại trụ sở số 1B phố Ngô Quyền, Hà Nội, Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, thực hiện quy định của UBND thành phố Hà Nội trong công tác phòng chống dịch bệnh nên thành phần tham dự với quy mô hẹp. Tới dự có các đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT; đồng chí Phó chủ tịch chuyên trách UB ATGT Quốc gia, Tổng biên tập Báo giao thông, đại diện Ban Thường vụ, Ban Liên lạc hưu trí và một số phóng viên.
Đ/c Đỗ Nga Việt, UVBCS đảng Bộ GTVT, UVBCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch Công đoàn GTVT VN
phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Sau diễn văn của đồng chí Chủ tịch Đỗ Nga Việt ôn lại truyền thống 55 năm đi trước mở đường, nhiệm vụ của các cấp công đoàn, phát biểu của Trưởng ban liên lạc hưu trí, đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Thứ trưởng Bộ GTVT đánh giá cao nỗ lực cố gắng của các thế hệ cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ qua các thời kỳ luôn phát huy truyền thống và đóng góp có ý nghĩa với ngành và đất nước. Là cán bộ hưu trí về dự ngày truyền thống, nhân kỷ niệm quan trọng này và ôn lại các phong trào thi đua do Công đoàn GTVT Việt Nam đã tổ chức, tôi có vài lời viết về Văn hóa giao thông nhân kỷ niệm ngày thành lập.
Qua gần 15 năm kiên trì tuyên truyền vận động thực hiện Văn hóa giao thông, bức tranh toàn cảnh mà gam màu chủ đạo an toàn giao thông có chuyển biến rõ rệt từ xám tối sang tươi tắn và sẽ tỏa sáng sau 15 năm tiếp theo nếu có sự đồng thuận của cả xã hội và thật sự thành công của chúng ra về Văn hoá giao thông.
Thực hiện nghị quyết số 32 NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, theo đó có nội dung kể từ ngày 15/7/2007 người ngồi trên mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm... Ngày 28/6/2007 Công đoàn GTVT Việt Nam tổ chức hội thảo “Văn hóa giao thông” với sự tham gia đông đảo đội ngũ cán bộ công đoàn, các nhà khoa học do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng chủ trì. Nội dung hội thảo là bàn luận xây dựng Văn hóa giao thông. Hội thảo thống nhất định nghĩa tên gọi, nội dung và định hình thời gian vận động cộng đồng thực hiện trong 30 năm. Văn hóa giao thông gồm 3 nội dung gắn bó khăng khít với nhau là Hạ tầng gia thông, Quản lý điều hành và Ý thức của người tham gia giao thông. Tại hội thảo này chủ yếu bàn về nội dung Ý thức của người tham gia giao thông là sự hiểu biết và chấp hành các quy định về an toàn giao thông, pháp luật giao thông. Qua gần 15 năm Công đoàn Ngành kiên trì tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ ngành Giao thông vận tải gương mẫu đi đầu tạo sự lan tỏa ra cộng đồng và xã hội.
Theo thông kê chưa đầy đủ, Công đoàn GTVT Việt Nam đã tổ chức hơn 150 lớp tuyên truyền miệng cho hơn 22000 lượt cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ khối trung ương; phối hợp với các ngành địa phương, liên đoàn lao động các tỉnh thành phố tổ chức hơn 100 lớp tuyên truyền cho khoảng 10000 người từ các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái bình, Nam Định…, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đến các tỉnh phía Nam. Đã in ấn, phát hành hơn 50000 cuốn tài liệu, tờ rơi, tổ chức hàng chục hội thi tìm hiểu với hình thức viết, thi thuyết trình, hội diễn có chủ đề về an toàn giao thông, hội thi lái xe ô tô, mô tô giỏi an toàn, lái tàu, thuyền trưởng, trạm trưởng giỏi…; Hướng dẫn chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, hội thi theo nội dung phong phú, thiết thực. Phối hợp với các liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đổi mới các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng xây dựng nếp sống an toàn giao thông với những thông điệp ngắn gọn dễ nhớ: Văn hóa giao thông là tự giác thực hiện ATGT, Văn hóa giao thông là ứng xử văn minh, thương người như thể thương thân, văn hóa giao thông là không rượu, bia khi tham gia giao thông .... Đã báo cáo đề xuất Tổng Liên đoàn tổ chức 2 lần Hội thi cấp toàn quốc tại 3 khu vực với sự tham gia của nhiều Công đoàn ngành trung ương và Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, tổ chức phát động, sơ tổng kết cuộc vận động thực hiện Nghị quyết Liên tịch giữa Tổng Liên đoàn và Ủy ban ATGT Quốc gia về công nhân lao động toàn quốc gương mẫu thực hiện Văn hóa giao thông, an toàn giao thông. Tới nay văn hóa giao thông đã định hình, phát triển, trở thành ý thức của đại đa số mọi người. Nhớ lại những năm đó, cùng với việc phát triển kinh tế, gia tăng các loại hình và phương tiện giao thông, vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông gây thiệt hại không nhỏ về người và phương tiện, trở nên bức xúc với toàn xã hội, trung bình mỗi năm khoảng 14-15 nghìn người chết vì TNGT. Đầu năm 2007 được sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng và sự giúp đỡ của Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, Công đoàn Ngành giao thông được giao nghiên cứu biên soạn đề cương Văn hóa giao thông, là vấn đề mới và cũng không ít ý kiến tranh luận, trái chiều. Được biết tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... phải sau khoảng 50 năm mới xây dựng thành công. Văn hóa giao thông ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, liên tục giảm thiệt hại cả 3 tiêu chí về số vụ, số người bị thương và số người chết, được nhân dân ghi nhận.
Thực hiện nghị quyết số 32 NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, theo đó có nội dung kể từ ngày 15/7/2007 người ngồi trên mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm... Ngày 28/6/2007 Công đoàn GTVT Việt Nam tổ chức hội thảo “Văn hóa giao thông” với sự tham gia đông đảo đội ngũ cán bộ công đoàn, các nhà khoa học do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng chủ trì. Nội dung hội thảo là bàn luận xây dựng Văn hóa giao thông. Hội thảo thống nhất định nghĩa tên gọi, nội dung và định hình thời gian vận động cộng đồng thực hiện trong 30 năm. Văn hóa giao thông gồm 3 nội dung gắn bó khăng khít với nhau là Hạ tầng gia thông, Quản lý điều hành và Ý thức của người tham gia giao thông. Tại hội thảo này chủ yếu bàn về nội dung Ý thức của người tham gia giao thông là sự hiểu biết và chấp hành các quy định về an toàn giao thông, pháp luật giao thông. Qua gần 15 năm Công đoàn Ngành kiên trì tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ ngành Giao thông vận tải gương mẫu đi đầu tạo sự lan tỏa ra cộng đồng và xã hội.
Theo thông kê chưa đầy đủ, Công đoàn GTVT Việt Nam đã tổ chức hơn 150 lớp tuyên truyền miệng cho hơn 22000 lượt cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ khối trung ương; phối hợp với các ngành địa phương, liên đoàn lao động các tỉnh thành phố tổ chức hơn 100 lớp tuyên truyền cho khoảng 10000 người từ các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái bình, Nam Định…, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đến các tỉnh phía Nam. Đã in ấn, phát hành hơn 50000 cuốn tài liệu, tờ rơi, tổ chức hàng chục hội thi tìm hiểu với hình thức viết, thi thuyết trình, hội diễn có chủ đề về an toàn giao thông, hội thi lái xe ô tô, mô tô giỏi an toàn, lái tàu, thuyền trưởng, trạm trưởng giỏi…; Hướng dẫn chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, hội thi theo nội dung phong phú, thiết thực. Phối hợp với các liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đổi mới các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng xây dựng nếp sống an toàn giao thông với những thông điệp ngắn gọn dễ nhớ: Văn hóa giao thông là tự giác thực hiện ATGT, Văn hóa giao thông là ứng xử văn minh, thương người như thể thương thân, văn hóa giao thông là không rượu, bia khi tham gia giao thông .... Đã báo cáo đề xuất Tổng Liên đoàn tổ chức 2 lần Hội thi cấp toàn quốc tại 3 khu vực với sự tham gia của nhiều Công đoàn ngành trung ương và Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, tổ chức phát động, sơ tổng kết cuộc vận động thực hiện Nghị quyết Liên tịch giữa Tổng Liên đoàn và Ủy ban ATGT Quốc gia về công nhân lao động toàn quốc gương mẫu thực hiện Văn hóa giao thông, an toàn giao thông. Tới nay văn hóa giao thông đã định hình, phát triển, trở thành ý thức của đại đa số mọi người. Nhớ lại những năm đó, cùng với việc phát triển kinh tế, gia tăng các loại hình và phương tiện giao thông, vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông gây thiệt hại không nhỏ về người và phương tiện, trở nên bức xúc với toàn xã hội, trung bình mỗi năm khoảng 14-15 nghìn người chết vì TNGT. Đầu năm 2007 được sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng và sự giúp đỡ của Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, Công đoàn Ngành giao thông được giao nghiên cứu biên soạn đề cương Văn hóa giao thông, là vấn đề mới và cũng không ít ý kiến tranh luận, trái chiều. Được biết tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... phải sau khoảng 50 năm mới xây dựng thành công. Văn hóa giao thông ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, liên tục giảm thiệt hại cả 3 tiêu chí về số vụ, số người bị thương và số người chết, được nhân dân ghi nhận.
Chặng đường thực hiện Văn hóa giao thông mới đi được một nửa. Rất cần sự tiếp tục quan tâm tham mưu đề xuất của Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam trong chặng đường tiếp theo. Tiếp tục đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng; Nghiên cứu đề xuất với Bộ GTVT về nội dung hạ tầng và quản lý điều hành giao thông theo hướng hiện đại xứng tầm quốc tế và đậm đà bản sắc dân tộc. Cần lắm sự bứt phá ý tưởng nghiên cứu quy hoạch tổng thể, xây dựng dự án, tổ chức thi công các công trình cho xứng tầm, hiện đại, mỹ thuật; cần nghiêm túc chấn chỉnh, đổi mới phong cách quản lý hiện đại, nhân văn, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức thực sự là công bộc của dân, tận tâm đủ tài đức. Như vậy Văn hóa giao thông thật sự hòa nhập văn hóa dân tộc Việt Nam.
Lâm Hồng Kỳ
Nguyên UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Nữ công
Công đoàn GTVT Việt Nam
Nguyên UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Nữ công
Công đoàn GTVT Việt Nam