Lịch sử hình thành

Sự ra đời của Công đoàn GTVT Việt Nam

Vai trò của Tổ chức Công đoàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu Nước.

Khái quát quá trình hình thành đội ngũ công nhân và các Tổ chức Công đoàn sơ khai.

- Sự hình thành đội ngũ công nhân GTVT gắn với sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ Pháp xây dựng khai thác mỏ, xây dựng hệ thống Cầu, Đường.
- Giai đoạn 1930-1945.
- Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8, kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại ở miền Bắc, miền Nam tiếp tục kháng chiến.
- Giai đoạn Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, chiến tranh phá hoại miền Bắc, đối với Công đoàn và các tổ chức Công đoàn Đường bộ, Đường sắt, Đường sông, Đường biển, Vận tải ô tô, Quản lý đường sá tới năm 1966.
- Ngày 30/9/1966, Trung ương Đảng thành lập Đảng ủy Giao thông vận tải Trung ương.

Sự ra đời của Công đoàn GTVT Việt Nam.

- Bối cảnh lịch sử, sự cần thiết phải có một tổ chức Công đoàn thống nhất toàn ngành cả khối Trung ương và địa phương - Quyết nghị số 669 QN/TCĐ ngày 18/11/1966

- Sơ đồ tổ chức Công đoàn GTVT Việt Nam.

- Ngày 24/11/1966, Đoàn Thanh niên Lao động GTVT Trung ương được thành lập.

- Công đoàn GTVT Việt Nam giai đoạn này có 250 Công đoàn cơ sở, 125.000 CNVC, 112.000 đoàn viên, 965 cán bộ Công đoàn chuyên trách

- Ban chấp hành lâm thời có 16 đồng chí:

+ Đồng chí Hồ Sỹ Ngợi, ủy viên Ban thư ký TCĐ làm Thư ký Công đoàn GTVT Việt Nam.
+ Đồng chí Lều Thọ Hải, ủy viên Ban thư ký TCĐ, Thư ký Công đoàn Đường sắt Việt Nam làm Phó Thư ký Công đoàn GTVT Việt Nam.
Trụ sở tại: 1B - Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm:

Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy GTVT Trung ương và Ban Thư ký TCĐ Công đoàn Việt Nam, Công đoàn GTVT Việt Nam:
+ Vận động CNVC toàn ngành thi đua lao động sản xuất, phục vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, khẩu hiệu hành động: “Mỗi người làm việc bằng hai”. “Tất cả tiền cho toàn tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”.
+ Phong trào thi đua: “Mở đường mà tiến, đánh địch mà đi”. “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, trong CNVC Vận tải Ôtô, Đường bộ, Đường sắt, Đường biển, Đường sông và các công trình xây dựng các tuyến đường phía Bắc phục vụ vận tải cho chiến trường, các tuyến đường trong mạng lưới Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, đặc biệt Đường 20 Quyết thắng.

- Thời kỳ 1972-1973, Mỹ phong toả miền Bắc, 12 ngày đêm chiến thắng B52. (12-30/12/1972).

+ Đồng chí Hồ Sỹ Ngời chuyển làm Thường trực Đảng ủy GTVT Trung ương.
+ Đồng chí Nguyễn Văn Bút được TCĐ cử làm Thư ký Công đoàn GTVT Việt Nam.

- Thời kỳ chuẩn bị cho tổng tiến công: Từ đầu 1974 với quyết tâm xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm” của CNVC ngành GTVT.
- Đại hội I Công đoàn GTVT Việt Nam. (01- 4/7/1974).

+ Khái quát tình hình bối cảnh Đại hội, nhiệm vụ phục vụ kháng chiến là trọng tâm: Chiến sự miền Nam sau Hội nghị Pari 1973 chuyển biến mau lẹ, quyết tâm của Trung ương đặc biệt là sự chỉ đạo của Đảng ủy GTVT Trung ương và Ban Thư ký TCĐ về việc thực hiện khẩu hiệu “Không có gì qúy hơn độc lập tự do”. “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, khí thế thi đua sau Đại hội anh hùng chiến sỹ thi đua của Ngành.
+ Toàn ngành có 160.000 đoàn viên/175.000 CNVC, 939 Công đoàn cơ sở, 306 đại biểu dự Đại hội.

- Ban chấp hành có 37 đồng chí. Đồng chí Lê Minh Đức, Anh hùng Lao động, Phó Tổng cục Tổng cục Đường sắt được bầu giữ chức vụ Thư ký Công đoàn GTVT Việt Nam. Đồng chí Phạm Lưu, Chủ tịch Công đoàn Vận tải Ô tô Việt Nam được bầu giữ chức vụ Phó Thư ký Công đoàn GTVT Việt Nam.

Công đoàn GTVT Việt Nam thời kỳ khôi phục phát triển đất nước sau chiến tranh 1975-1985.

Thực trạng hệ thống GTVT sau khi hòa bình (30/04/1975), lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng.

- Yêu cầu cải tạo, sửa chữa hệ thống Đường bộ, Đường sắt, Đường thủy phục vụ cho thống nhất Đất nước đòi hỏi sự quyết tâm của đội ngũ CNVC ngành GTVT.

- Nhiệm vụ cấp bách của ngành GTVT (trang 593) về phục vụ cho tổ chức Công đoàn, vận động CNVC đi đầu trong phong trào thi đua xây dựng Đường sắt thống nhất, sửa chữa khôi phục cầu Đường bộ, Đường sông, vận tải, cơ khí, đào tạo v.v....

+ Các công trình sửa chữa Đường bộ v.v...
+ Công trình các cầu Quốc lộ 1, Đường sắt v.v...
+ Phát triển giao thông nông thôn ở các tỉnh, huyện
+ Vận tải biển, Đường sông.

- Đội ngũ CNVC sau thống nhất tăng nhanh về số lượng, 180.000 CNVC khối Trung ương, 140.000 CNVC khối địa phương, có 350 Công đoàn cơ sở, 718 cán bộ Công đoàn chuyên trách.

- Đại hội II, Công đoàn GTVT Việt Nam (11-15/4/1978) có 371 đại biểu, Ban chấp hành có 37 đồng chí. Đồng chí Đoàn Lương Được bầu giữ chức vụ Thư ký, đồng chí Nguyễn Khắc Phùng, đồng chí Nguyễn Đình Lượt giữ chức vụ Phó Thư ký.

- Đại hội III Công đoàn GTVT Việt Nam từ 10-12/8/1983.

+ Nêu khái quát quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Ngành tăng về số lượng CNVC và đoàn viên Công đoàn: 280.000 CNVC, 276.310 đoàn viên, 226 đại biểu, Ban chấp hành gồm 41 đồng chí, đồng chí Đoàn Lương Được bầu lại giữ chức vụ Thư ký, đồng chí Nguyễn Khắc Phùng, Nguyễn Đình Lượt, giữ chức vụ Phó Thư ký.
+ Nhiệm vụ trọng tâm là vừa xây dựng CNXH, xây dựng ngành và phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế với Lào, Campuchia.
+ Nhiều phong trào thi đua của ngành do Bộ giao cho Công đoàn chủ trì được tổ chức có hiệu quả công trình cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, Vận tải Ô tô, Đường sắt, Đường sông.

Công đoàn GTVT Việt Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986).

+ Đại hội đổi mới, đánh giá phân tích thực trạng đất nước, nguyên nhân sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế là vấn đề bức thiết để tạo đà cho đất nước chuyển mình “xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ chế mới cho phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của đất nước.
- Nhiệm vụ tổ chức Công đoàn toàn ngành với việc vận động CNVC thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và chương trình công tác của Bộ.

- Đại hội IV Công đoàn GTVT Việt Nam từ 22-24/4/1988, lực lượng CNVC lúc này 296.817 đoàn viên, có 375 cán bộ Công đoàn chuyên trách. 268 đại biểu dự Đại hội, Ban chấp hành 43 ủy viên, đồng chí Nguyễn Thục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, đồng chí Vũ Minh Tâm giữ chức vụ Phó Chủ tịch.

- Nhiệm vụ trọng tâm tạo sự chuyển biến của các hoạt động từ Công đoàn ngành tới cơ sở theo tinh thần đổi mới.

- Về hệ thống tổ chức của Công đoàn GTVT Việt Nam nhiệm kỳ Đại hội IV có nhiều thay đổi:

+ Ngày 19/01/1990, Ban thư ký TLĐ có Quyết định số 102 chuyển Công đoàn Đường sắt Việt Nam trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
+ Ngày 22/5/1990, Tổng Liên đoàn có Quyết định 486 QĐ/TLĐ về sắp xếp các Công đoàn ngành cho phù hợp với tổ chức chính quyền tương đương thành lập Hội đồng Chủ tịch Công đoàn GTVT – Bưu điện .
+ Ngày 01/6/1993, Tổng Liên đoàn có Quyết định số 787 tách Công đoàn Hàng hải Việt Nam trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Đại hội V Công đoàn GTVT Việt Nam 8-9/7/1993.

+ Lực lượng CNVC lao động 220.000 (gần 70.000 đã chuyển khỏi Công đoàn GTVT Việt Nam), 331 Công đoàn cơ sở, 46 Công đoàn ngành địa phương, có 331 đại biểu dự Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 37 ủy viên, đồng chí Vũ Minh Tâm được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, đồng chí Trần Toa giữ chức vụ Phó Chủ tịch.
+ Mục tiêu Đại hội “vì việc làm đời sống và sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân ngành GTVT đổi mới tổ chức về hoạt động Công đoàn”.
+ Đại hội V đề ra 3 chương trình công tác lớn là: Chương trình về đời sống “chống thấp nghiệp giảm nghèo”. Chương trình đổi mới tổ chức cán bộ xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Chương trình đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ đoàn viên.

Năm 1994 nhà nước chuyển Tổng cục Bưu chính và Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Chính phủ.

- Hội đồng Chủ tịch các Công đoàn GTVT được tổ chức lại, đồng chí Vũ Minh Tâm giữ chức vụ Chủ tịch, các đồng chí Dương Văn ước Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam, đồng chí Cố Đình Quế, Chủ tịch Công đoàn Hàng hải Việt Nam, đồng chí Trần Văn Khuyến, Chủ tịch Công đoàn Hàng không dân dụng Việt Nam là ủy viên.

- Công đoàn GTVT Việt Nam được khen thưởng Huân chương độc lập hạng ba, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập 18/11/1966-1996.

- Tại thời kỳ này, Công đoàn GTVT Việt Nam trực tiếp quản lý 39 công đoàn cấp trên cơ sở và cơ sở trực thuộc, với 68.100 CNLĐ/63.570 đoàn viên.

- Năm 1997, đồng chí Cao Thị Hồng được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam.

- Đại hội VI Công đoàn GTVT Việt Nam (9-11/7/1998), có 300 đại biểu đại diện cho 220.000 đoàn viên CNVCLĐ cả khối Trung ương và địa phương về dự Đại hội, bầu 41 ủy viên, đồng chí Vũ Minh Tâm bầu lại giữ chức vụ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch là đồng chí Cao Thị Hồng, đồng chí Nguyễn Minh Đức, đồng chí Tạ Đăng Mạnh. Năm 2002, đồng chí Đoàn Văn Bửu được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam.

- Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ này tiếp tục thực hiện 3 chương trình công tác lớn, các công tác GTVT địa phương, quốc tế , Nữ công, Kiểm tra.

- Năm 2001, kỷ niệm 35 năm thành lập Công đoàn GTVT Việt Nam được tặng Huân chương độc lập hạng nhì.

- Đại hội VII Công đoàn GTVT Việt Nam, ngày 10-12/7/2003, tình hình CNVCLĐ:

+ Quá trình xắp xếp đổi mới Doanh nghiệp nhà nước v.v..., lực lượng lao động năm 1998 có 8,8 vạn đến đầu năm 2003 có trên 10 vạn bình quân tăng 5%, trình độ CNLĐ được đào tạo nâng lên .
+ Lao động phổ thông giảm dần, năm 1998 có 18.580 đến năm 2003 còn 13.150, công nhân kỹ thuật 1998 có 53.087 đến năm 2003 có 59.684.

- Thực hiện chương trình đổi mới tổ chức cán bộ đổi mới phương thức hoạt động xây dựng cơ sở vững mạnh.

- Công tác Nữ công, tài chính, kiểm tra, Công đoàn ngành địa phương và quốc tế.

- Ban Chấp hành gồm 41 đồng chí, đồng chí Phạm Tăng Lộc, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, ủy viên Ban cán sự Đảng bộ, Vụ Trưởng Vụ Tổ chức Bộ Giao thông vận tải được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có các đồng chí Tạ Đăng Mạnh, Đoàn Văn Bửu, Đào Đức Cảnh. Năm 2004, đồng chí Tạ Đăng Mạnh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, năm 2007 đồng chí Phạm Đình Ngưu được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch.

- Đại hội VIII Công đoàn GTVT Việt Nam ngày 10-11/7/2008. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, nhiệm vụ chủ yếu trong Văn kiện Đại hội, Chủ tịch đồng chí Tạ Đăng Mạnh, các Phó Chủ tịch đồng chí Đoàn Văn Bửu, đồng chí Phạm Đình Ngưu, đồng chí Nguyễn Văn Toản.

+ Công đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam chuyển về Tổng Liên đoàn. Sau khi Công đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam chuyển về Tổng Liên đoàn (320.000 CNLĐ), Công đoàn GTVT Việt Nam có 97.895 CNLĐ (trong đó có 20.025 là nữ).
+ Chất lượng CNLĐ được nâng lên (theo khảo sát thống kê cuối năm 2007) 25.980 có trình độ đại học (26,5%), 3.576 có trình độ cao đẳng (3,7%), 8.499 có trình độ trung cấp (8,6%), 50.552 công nhân kỹ thuật (51%). Toàn ngành có 9.288 LĐPT (9,4%), đánh giá thực trạng thuận lợi khó khăn.

- Chương trình đổi mới tổ chức xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.

+ Giai đoạn này chỉ đạo 22 Công đoàn cấp trên cơ sở, 27 Công đoàn cơ sở trực thuộc. Toàn ngành có 580 Công đoàn cơ sở, 10 vạn Đoàn viên phối hợp chỉ đạo 58 Công đoàn GTVT các tỉnh, thành phố.
+ Năm 2008 Công đoàn GTVT Việt Nam được tặng Huân chương độc lập hạng nhất.
+ Nội dung thực hiện chương trình công tác 2011 và Nghị quyết Đại hội VIII Công đoàn GTVT Việt Nam và Đại hội X Công đoàn Việt Nam đến năm 2013.
+ Nhiệm vụ chủ yếu chương trình 325, Nghị quyết Đại hội VIII, sơ kết nửa nhiệm kỳ và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Xứng đáng với truyền thống 50 năm Công đoàn GTVT Việt Nam

Giữa lúc cuộc chiến tranh ác liệt phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, tăng cường sự chỉ đạo, thống nhất phong trào công nhân viên chức (CNVC) và tổ chức Công đoàn toàn ngành GTVT, phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; ngày 18/11/1966 Công đoàn GTVT Việt Nam thành lập trên cơ sở thống nhất các Công đoàn trong ngành GTVT; Đường sắt, Đường biến, Đường sông, Vận tải oto, các Cục xây dựng công trình, Quản lý giao thong, Khối, Viện, Trường và các Cơ quan Bộ GTVT. Ngay sau đó các Công đoàn ngành GTVT, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố cũng được thành lập, tạo sự thống nhất của một tổ chức công đoàn ngành nghề trong cả nước.

Từ đó đến nay, Công đoàn GTVT Việt Nam đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ở bất kỳ giai đoạn nào(chiến tranh, hòa bình, hay thời kì đổi mới…) tổ chức công đoàn ngành GTVT đều bám sát chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo cảu Tổng lien đoàn Lao động Việt Nam, nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ chính trị Ngành để vận dụng, cụ thể hóa chương trình, phong trào trào hành động cách mạng trong CNVCLĐ và hoạt đông Công đoàn qua các thời kỳ lịch sử.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng chục vạn CNVC ngành GTVT đã liên tục thi đua lao động sản xuất, cùng với các lực lượng quân đội, thanh niên xung phong đảm bảo giao thông thông suốt, tổ chức vận tải, phục vụ chiến đấu và tham gia chiến đấu chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Với tinh thần: Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm; mở đường mà tiến, đánh địch mà đi, với quyết tâm xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Sau ngày đất nước thống nhất, tổ chức Công đoàn toàn Ngành đã liên tục vận động CNVC thi đua lao động sản xuất, khôi phục nền kinh tế, đất nước sau chiến tranh, xây dựng đường săt Thống Nhất, tổ chức vận tải phục vụ vho phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và sự đi lại của nhân dân. Điển hình của thời kỳ này là phong trào thi xe tốt, lái xe an toàn, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, kiện tướng bốc xếp,, giái phóng tàu nhau, xây dựng các đoàn tàu, nhà ga, bên sxe, bến tàu, bến phà kiểu mẫu; phong trào ngày thứ bảy lao động xã hội chủ nghĩa đã thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia và đạt được nhiều kết quả to lớn. Đó là các chiến dịch thi đua vận chuyển xi măng, lương thực Bắc – Nam, xây dựng các công trình lớn đầu tiên như: cầu Thăng long, cầu Chương Dương, cảng dầu khí Vũng Tàu, rút ngắn hành trình tàu thống nhất Bắc – Nam… phục vụ cho sự phát triển kinh tế cho từng vùng miền và đất nước, cải thiện 1 bước sự đi lại của nhân dân.


Trong công cuộc đổi mới của Ngành và đất nước, các cấp Công đoàn trong toàn Ngành đã phải thường xuyên, liên tục đổi mới về nội dung, phương pháp hoạt động của tổ chức Công đoàn cho phù hợp, đã mang lại hiệu quả thiết thực, phấn đấu thực hiện mục tiêu: Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội. Công đoàn Ngành GTVT Việt Nam xác định ba chương trình công tác lớn: Chương trình tham gia giải quyết việc làm, chăm lo đời sống CNVCLĐ với phong trào chống thất nghiệp, giảm nghèo; Chương trình đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục gắn với nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước và Chương trình đổi mới công tác tổ chức cán bộ, phương pháp hoạt động Công đoàn và phát triển đoàn viên, xây dựng Công trình.