Ngày 16/6/2022, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP (ACV) tổ chức Hội nghị Đại biểu người lao động năm 2022.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Lê Ngọc Minh – Phó Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam; Lại Xuân Thanh - Bí Thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty; Vũ Thế Phiệt – Phó Bí Thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty; các đồng chí thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát; Ban chấp hành công đoàn Tổng công ty; Bí thư Đoàn thanh niên Tổng công ty; lãnh đạo các Ban chức năng thuộc Tổng công ty; Giám đốc các Cảng hàng không; và hơn 200 đại biểu .đại diện cho hơn 10 nghìn lao động trong toàn Tổng công ty.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Lê Ngọc Minh – Phó Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam; Lại Xuân Thanh - Bí Thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty; Vũ Thế Phiệt – Phó Bí Thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty; các đồng chí thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát; Ban chấp hành công đoàn Tổng công ty; Bí thư Đoàn thanh niên Tổng công ty; lãnh đạo các Ban chức năng thuộc Tổng công ty; Giám đốc các Cảng hàng không; và hơn 200 đại biểu .đại diện cho hơn 10 nghìn lao động trong toàn Tổng công ty.
Hội nghị đã nghe Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022; Báo cáo công khai việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động; Báo cáo giám sát tình hình thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động, thực hiện quy chế dân chủ và tình hình tổ chức hội nghị người lao động năm 2022 của các cơ quan, đơn vị trong Tổng công ty; Báo cáo trả lời kiến nghị của người lao động về sửa đổi, bổ sung Thoả ước lao động tập thể, Nội quy lao động, chế độ chính sách, quy chế trả lương, phúc lợi và các chế độ khác.
Đ/c Lê Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Năm 2021, mặc dù trải qua một năm với nhiều khó khăn, thách thức dưới sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo, người lao động tại Tổng Công ty, sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng hành chia sẻ của các Hãng hàng không, các doanh nghiệp, Tổng công ty đã thực hiện hoàn thành “mục tiêu kép” của Chính phủ. Bảo đảm tuyệt đối an ninh - an toàn cho 30 triệu hành khách và 291 nghìn lượt cất hạ cánh; an toàn trật tự công cộng; bảo đảm duy trì an ninh cấp độ 1 để thực hiện nhiệm vụ chính trị trong các thời điểm: phục vụ đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp...
Đ/c Lại Xuân Thanh, Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty phát biểu tại Hội nghị
Trong điều kiện bất khả kháng, ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch, sản lượng vận chuyển hành khách chỉ đạt 30,1 triệu khách (giảm 53,8% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó khách quốc tế đạt 519 nghìn khách, tương đương 7% so với cùng kỳ, khách quốc nội đạt 29,5 triệu khách, tương đương 51,2% cùng kỳ), nên kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2021 giảm sâu và không đạt theo kế hoạch. Tuy nhiên với chủ trương tiết kiệm triệt để ngay từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức triển khai thực hiện, trong năm 2021 Tổng công ty đã thực hiện tiết kiệm được 40%-70% chi phí thường xuyên. Do vậy ACV vẫn giữ vững các cân đối lớn về tài chính và đầu tư; năng lực tài chính được đảm bảo, phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển.
ACV đã ban hành đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không giai đoạn 2021 - 2025 nhằm góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đảm bảo tuân thủ quy định và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các chi nhánh cảng hàng không cấp 2 đã thiết lập Phòng Điều phối khai thác (AOC), bảo đảm năng lực phục vụ khai thác tàu bay E175, E190 cho các cảng hàng không: Rạch Giá, Điện Biên, Cà Mau, Côn Đảo. Ký cam kết chất lượng dịch vụ (Service Level Agreement - SLA) với các hang hàng không năm 2021, triển khai đến các cảng hàng không thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất đồng nhất tại các sân bay. Xây dựng chương trình “Hành lang xanh” trong ngành hàng không nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, giúp khôi phục và tạo niềm tin cho hành khách.
Đ/c Vũ Thế Phiệt - Tổng Giám đốc TCT phát biểu tại Hội nghị
Trong công tác phòng, chống dịch Covid -19 ACV luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng yếu, ACV thực hiện tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các quy định tại địa phương. Ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống dịch: trang bị đầy đủ công cụ dụng cụ, vật tư y tế cho tuyến đầu chống dịch tại các chi nhánh cảng hàng không; đầu tư trang thiết bị áp dụng giải pháp công nghệ thông tin trong phòng chống dịch, giảm thiểu tiếp xúc;
Năm 2021 đã chủ động, kịp thời xây dựng các phương án phục vụ hành khách theo từng cấp độ của từng vùng khi áp dụng các Chỉ thị 15, 16, 19; Nghị quyết 128 …; Triển khai test nhanh, ngẫu nhiên, phân chia ca kíp thực hiện 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến, quan tâm, chăm lo tổ chức ăn nghỉ tại chỗ cho nhân viên trực. Người lao động tại ACV đã được tiêm vaccine đầy đủ, kịp thời. ACV đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Người khai thác Cảng, đảm bảo hoạt động tại các chi nhánh cảng hàng không, không để xảy ra nguy cơ đóng cửa do dịch bùng phát, lây lan.
Năm 2021, công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng là một trong những điểm sáng của ACV. Mặc dù biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện trong thời gian dài, với quyết tâm, nỗ lực cao nhất, đạt tiến độ triển khai các dự án trọng điểm của ACV như dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1- dự án trọng điểm quốc gia; Nhà ga T3-Tân Sơn Nhất và mở rộng Cảng hàng không Điện Biên. Dự án Nhà ga T2 Nội, Nhà ga hành khách T2 - cảng hàng không quốc tế Phú Bài; Nhà ga hàng hóa các Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Cam Ranh, Đà Nẵng
Bên cạnh đó, ACV ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống dịch: đầu tư trang thiết bị áp dụng giải pháp công nghệ thông tin trong phòng chống dịch, giảm thiểu tiếp xúc (camera đo thân nhiệt tự động tại các nhà ga; đầu đọc PC Covid, kiểm soát nội bộ; hệ thống I-Gate; tia UV khử khuẩn hành lý, hàng hóa…).
ACV bảo đảm đầy đủ chính sách phúc lợi cho gần 9.800 lao động, không thực hiện cắt giảm lao động. Từ việc thực hiện xuyên suốt chủ trương tiết kiệm nên ACV đã xây dựng chính sách chi trả lương hợp lý, linh hoạt trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh và hạn chế nhất có thể các tác động ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
Công tác hoàn thiện các quy định, quy chế nội bộ tiếp tục được chú trọng. triển khai các đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không giai đoạn 2021 - 2025; Đề án Đẩy mạnh chuyển đổi số giai đoạn đến 2025 và định hướng đến năm 2030. ACV không ngừng phát huy nghiên cứu, đề xuất sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật đóng góp vào hiệu quả kinh doanh, hoạt động khai thác trong việc tự phát triển và đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ hàng không iCUTE, FIDS, MIS; nâng cấp, chuẩn hóa mạng SCN cho các chi nhánh cảng hàng không theo mô hình thống nhất, thiết kế mở, đáp ứng số lượng lớn đầu cuối, tích hợp tiện ích đa dịch vụ phục vụ hành khách và thương mại; tăng kết nối thiết bị định tuyến MegaWAN từ trụ sở ACV tới các chi nhánh cảng hàng không. Xây dựng cơ sở dữ liệu ACV Portal, triển khai phần mềm quét QRcode phục vụ công tác khai thác thích ứng “an toàn - linh hoạt - hiệu quả” bảo đảm phòng chống dịch; nâng cấp, số hóa các ứng dụng, phần mềm nghiệp vụ hiện có của các đơn vị.
Nhận định, khả năng phục hồi khai thác quốc tế năm 2022 còn nhiều rủi ro. Một số quốc gia là thị trường lớn của Việt Nam do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên phục hồi khai thác chậm như Hàn Quốc; Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid”; yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị cũng gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của thị trường. Song, trong năm 2022 ACV vẫn quyết liệt, tập trung triển khai các dự án trọng điểm đúng tiến độ. Tiếp tục tập trung đầu tư theo Đề án an ninh hàng không và đẩy mạnh triển khai công tác chuyển đổi số; đầu tư hệ thống thiết bị, công nghệ phục vụ khai thác; Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh hàng không trong điều hành khai thác, tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các yêu cầu, các giải pháp trong phòng chống dịch Covid-19 tại các chi nhánh cảng hàng không;
Chủ động phối hợp với các Hãng hàng không để mở lại hoặc khai thác mới các đường bay thương mại, thúc đẩy phục hồi tăng trưởng thị trường quốc tế.
Tăng cường nguồn nhân lực, năng lực quản trị dự án và điều hành khai thác; nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan đơn vị; tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn liền với luân chuyển cán bộ, cơ cấu lại lực lượng lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động./.
Ban TGNC (Nguồn VP TCT)