Thăm hỏi, động viên và trao quà từ nguồn Quỹ Từ thiện Công đoàn GTVT VN, đồng chí Đỗ Nga Việt, UVBCS Đảng Bộ GTVT, UVBCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn GTVT VN, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ gửi lời thăm hỏi, tri ân đến nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân, với những đóng góp to lớn của nguyên Thứ trưởng vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành GTVT.
Đ/c Đỗ Nga Việt, UVBCS Đảng Bộ GTVT, UVBCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch Công đoàn GTVT VN,
Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ thăm hỏi, tri ân nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân
Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ thăm hỏi, tri ân nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân là nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV. Ông sinh năm 1921, quê ở xã Động Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trước Cách mạng Tháng 8/1945, ông từng là ký giả, năm 1942, ông về quê dạy chữ cho trẻ em trong họ, trong làng và bắt đầu tham gia các hoạt động. Ông vào Đoàn Thanh niên cứu quốc từ năm 1944 và khi Cách mạng Tháng 8/1945 nổ ra, ông tham gia lãnh đạo cướp chính quyền ngay tại quê hương.
Năm 1946, khi mới 25 tuổi, ông giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Kiến Xương. Năm 1947 là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Hải Hậu, sau đó được điều động lên chiến khu Việt Bắc, bắt đầu thời kỳ gắn bó cả cuộc đời với ngành GTVT. Năm 1954, ông được giao phụ trách kỹ thuật xây dựng cầu Khánh Khê, chiếc cầu quan trọng trên con đường 1B mới mở để kéo pháo từ Trung Quốc về Việt Nam tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, ông được điều về công tác tại Tổng cục Đường sắt. Năm 1958, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng đầu tiên của Viện Thiết kế Đường sắt. Năm 1963, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ GTVT, giúp việc Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ, phụ trách lĩnh vực khoa học kỹ thuật và xây dựng công trình của Bộ.
Năm 1946, khi mới 25 tuổi, ông giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Kiến Xương. Năm 1947 là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Hải Hậu, sau đó được điều động lên chiến khu Việt Bắc, bắt đầu thời kỳ gắn bó cả cuộc đời với ngành GTVT. Năm 1954, ông được giao phụ trách kỹ thuật xây dựng cầu Khánh Khê, chiếc cầu quan trọng trên con đường 1B mới mở để kéo pháo từ Trung Quốc về Việt Nam tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, ông được điều về công tác tại Tổng cục Đường sắt. Năm 1958, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng đầu tiên của Viện Thiết kế Đường sắt. Năm 1963, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ GTVT, giúp việc Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ, phụ trách lĩnh vực khoa học kỹ thuật và xây dựng công trình của Bộ.
Tuyến đường sắt Thống nhất khánh thành năm 1976 sau hơn một năm khôi phục,
có sự đóng góp to lớn của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân
có sự đóng góp to lớn của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, nguyên Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, tiếp tục làm Thứ trưởng Thường trực Bộ GTVT, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường biển, bắt tay xây dựng ngành Vận tải biển thành một ngành kinh tế quan trọng của cả nước, đến năm 1989 thì nghỉ hưu.
Ngày nay tuy nguyên Thứ trưởng đã 100 tuổi là tuổi xưa nay hiếm, sức đã già yếu nhưng ý chí của người cộng sản trung kiên, người chiến sĩ giao thông năm xưa vẫn còn đó, vẫn luôn tự hào ngành giao thông luôn đi trước mở đường, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc giàu đẹp như ngày nay. Tại buổi gặp tri ân này, đồng chí Chủ tịch Đỗ Nga Việt mong nguyên Thứ trưởng luôn khỏe mạnh, là điểm tựa tinh thần cho các thế hệ cán bộ CNVCLĐ ngành GTVT luôn học tập và noi theo.
Ban TGNC