Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2023-2028) đã bầu 168 đồng chí vào Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XIII. Ngay sau đại hội, cán bộ Công đoàn các cấp đã đặt nhiều tin tưởng vào lớp nhân sự được chọn lựa kỹ càng...
Thành công của Đại hội XIII sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Đinh Sỹ Phúc - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khoá XIII - nhận định, các Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khoá XIII nhiệm kỳ 2023-2028 đã được các đại biểu lựa chọn kỹ lưỡng, đều là những “điểm sáng” trong hệ thống Công đoàn Việt Nam.
“Các thành viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN được lựa chọn kỹ qua các quy trình, chúng ta tin tưởng rằng nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ là nhiệm kỳ đổi mới và đột phá của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ban Chấp hành mới tập trung những cá nhân xuất sắc toàn diện, có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, tâm huyết và có trách nhiệm cao.
Đặc biệt các thành viên đều có uy tín cao trong công nhân lao động, luôn tích cực hoạt động vì lợi ích của người lao động và là những bông hoa rực rỡ trong vườn hoa Công đoàn. Với những cá nhân ưu tú đó, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ là một nhiệm kỳ năng động và sáng tạo trong hoạt động Công đoàn, đáp ứng niềm mong mỏi của người lao động cả nước và thực hiện tốt lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam thứ XIII” - ông Đinh Sỹ Phúc cho hay.
Theo ông Nguyễn Văn Hải - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Thái Nguyên, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu ra một Ban Chấp hành đủ đức, đủ tài, đủ năng lực, trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu của người lao động cũng như cán bộ công đoàn cơ sở.
Ông Nguyễn Quý Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Viglacera - CTCP - cho rằng, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XIII là những đồng chí có năng lực, trình độ, nhạy bén nắm bắt các vấn đề mới phát sinh, đảm bảo các yêu cầu đề ra của tổ chức Công đoàn. Đủ kinh nghiệm lãnh đạo, đủ đức đủ tài đảm đương nhiệm vụ được giao.
Ông Phạm Thanh Tùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên - chia sẻ mong muốn Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới sẽ có nhiều quyết sách, phối hợp với chính quyền địa phương tạo các nguồn lực để hỗ trợ người lao động.
Đồng thời, cần có cơ chế về đào tạo nghề, trang bị kỹ năng cho người lao động có việc làm ổn định để phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
“Các thành viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN được lựa chọn kỹ qua các quy trình, chúng ta tin tưởng rằng nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ là nhiệm kỳ đổi mới và đột phá của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ban Chấp hành mới tập trung những cá nhân xuất sắc toàn diện, có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, tâm huyết và có trách nhiệm cao.
Đặc biệt các thành viên đều có uy tín cao trong công nhân lao động, luôn tích cực hoạt động vì lợi ích của người lao động và là những bông hoa rực rỡ trong vườn hoa Công đoàn. Với những cá nhân ưu tú đó, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ là một nhiệm kỳ năng động và sáng tạo trong hoạt động Công đoàn, đáp ứng niềm mong mỏi của người lao động cả nước và thực hiện tốt lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam thứ XIII” - ông Đinh Sỹ Phúc cho hay.
Theo ông Nguyễn Văn Hải - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Thái Nguyên, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu ra một Ban Chấp hành đủ đức, đủ tài, đủ năng lực, trí tuệ, đáp ứng được yêu cầu của người lao động cũng như cán bộ công đoàn cơ sở.
Ông Nguyễn Quý Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Viglacera - CTCP - cho rằng, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa XIII là những đồng chí có năng lực, trình độ, nhạy bén nắm bắt các vấn đề mới phát sinh, đảm bảo các yêu cầu đề ra của tổ chức Công đoàn. Đủ kinh nghiệm lãnh đạo, đủ đức đủ tài đảm đương nhiệm vụ được giao.
Ông Phạm Thanh Tùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên - chia sẻ mong muốn Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới sẽ có nhiều quyết sách, phối hợp với chính quyền địa phương tạo các nguồn lực để hỗ trợ người lao động.
Đồng thời, cần có cơ chế về đào tạo nghề, trang bị kỹ năng cho người lao động có việc làm ổn định để phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Ban TGNC (nguồn Báo Lao động)