Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Sáng 2-12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 khai mạc trọng thể với sự tham gia của gần 1.100 đại biểu, đại diện cho trên 11 triệu đoàn viên, người lao động cả nước.
Tham dự đại hội có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương.
Nhiều quyết sách đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, thành tích tiến bộ của phong trào công nhân và công đoàn của cả nước trong nhiệm kỳ qua.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong tiến trình lịch sử Công đoàn đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh.
Đầu nhiệm kỳ, nhiệm vụ triển khai nghị quyết Đại hội XII của Công đoàn có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, từ năm 2020, các thách thức như dịch COVID-19, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cạnh tranh giữa các nước lớn, lạm phát toàn cầu ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động và Công đoàn.
"Cuối nhiệm kỳ, tình trạng thiếu việc làm của người lao động diễn ra trên diện rộng, số người lao động phải rời các doanh nghiệp về quê hoặc chuyển sang khu vực phi chính thức tăng nhanh", Tổng bí thư cho biết.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, giải pháp duy trì việc làm, bảo đảm thu nhập, giảm thiểu khó khăn cho người lao động.
Bên cạnh kết quả đạt được, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần thẳng thắn thừa nhận vẫn còn nhiều hạn chế cần sớm khắc phục. Chẳng hạn, một bộ phận cán bộ Công đoàn thiếu sâu sát, năng lực hạn chế, chưa thực sự trách nhiệm, tâm huyết, gần gũi với người lao động.
Do đó, họ không nắm được tâm tư, nguyện vọng, không phát huy đầy đủ vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân lao động. Hay tỉ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn còn rất ít, chất lượng chưa cao.
Tổng bí thư đề nghị đại hội cần quan tâm thảo luận, phân tích kỹ các nguyên nhân tồn tại, hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục cho bằng được trong nhiệm kỳ này.
Tham dự đại hội có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương.
Nhiều quyết sách đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, thành tích tiến bộ của phong trào công nhân và công đoàn của cả nước trong nhiệm kỳ qua.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong tiến trình lịch sử Công đoàn đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh.
Đầu nhiệm kỳ, nhiệm vụ triển khai nghị quyết Đại hội XII của Công đoàn có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, từ năm 2020, các thách thức như dịch COVID-19, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cạnh tranh giữa các nước lớn, lạm phát toàn cầu ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động và Công đoàn.
"Cuối nhiệm kỳ, tình trạng thiếu việc làm của người lao động diễn ra trên diện rộng, số người lao động phải rời các doanh nghiệp về quê hoặc chuyển sang khu vực phi chính thức tăng nhanh", Tổng bí thư cho biết.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, giải pháp duy trì việc làm, bảo đảm thu nhập, giảm thiểu khó khăn cho người lao động.
Bên cạnh kết quả đạt được, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần thẳng thắn thừa nhận vẫn còn nhiều hạn chế cần sớm khắc phục. Chẳng hạn, một bộ phận cán bộ Công đoàn thiếu sâu sát, năng lực hạn chế, chưa thực sự trách nhiệm, tâm huyết, gần gũi với người lao động.
Do đó, họ không nắm được tâm tư, nguyện vọng, không phát huy đầy đủ vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân lao động. Hay tỉ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn còn rất ít, chất lượng chưa cao.
Tổng bí thư đề nghị đại hội cần quan tâm thảo luận, phân tích kỹ các nguyên nhân tồn tại, hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục cho bằng được trong nhiệm kỳ này.
5 gợi mở của Tổng bí thư
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi ý một số vấn đề để Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thảo luận, xem xét, quyết định, từ đó nâng cao vai trò của Công đoàn trong chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.
"Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng, về chế độ, về giai cấp, về tổ chức công đoàn, về trách nhiệm công dân để không ngừng nỗ lực trong lao động, công tác tích cực tham gia các phong trào thi đấu để đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đất nước. Từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình", Tổng bí thư nêu rõ.
Một là, trong chỉ đạo và triển khai hoạt động công đoàn, Công đoàn Việt Nam phải là một tổ chức chính trị xã hội, hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước quản lý.
Công đoàn có trách nhiệm đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và hoạt động của công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng.
"Làm sao để tổ chức công đoàn các cấp thật sự là hạt nhân tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động trong cả nước", Tổng bí thư nhấn mạnh.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, cách tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề, ý thức chính trị, lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc...
Ba là, các cấp công đoàn phải khẳng định được vai trò đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng và người lao động. Đặc biệt, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm, nghiên cứu, xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn, có chiến lược.
"Việc chăm lo của công đoàn phải cụ thể, chu đáo, thiết thực, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, hiểu rõ niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ", ông Trọng nhấn mạnh.
Bốn là, đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của Công đoàn để phù hợp với cơ cấu lao động, loại hình doanh nghiệp, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân lao động và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Năm là, Công đoàn phải phát huy vai trò, làm tốt hơn nữa chức năng tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đồng thời coi đây là trách nhiệm và quyền lợi chính trị tổ chức Công đoàn.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi ý một số vấn đề để Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thảo luận, xem xét, quyết định, từ đó nâng cao vai trò của Công đoàn trong chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.
"Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng, về chế độ, về giai cấp, về tổ chức công đoàn, về trách nhiệm công dân để không ngừng nỗ lực trong lao động, công tác tích cực tham gia các phong trào thi đấu để đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đất nước. Từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình", Tổng bí thư nêu rõ.
Một là, trong chỉ đạo và triển khai hoạt động công đoàn, Công đoàn Việt Nam phải là một tổ chức chính trị xã hội, hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước quản lý.
Công đoàn có trách nhiệm đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và hoạt động của công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng.
"Làm sao để tổ chức công đoàn các cấp thật sự là hạt nhân tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động trong cả nước", Tổng bí thư nhấn mạnh.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, cách tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề, ý thức chính trị, lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc...
Ba là, các cấp công đoàn phải khẳng định được vai trò đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng và người lao động. Đặc biệt, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm, nghiên cứu, xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn, có chiến lược.
"Việc chăm lo của công đoàn phải cụ thể, chu đáo, thiết thực, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, hiểu rõ niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ", ông Trọng nhấn mạnh.
Bốn là, đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của Công đoàn để phù hợp với cơ cấu lao động, loại hình doanh nghiệp, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân lao động và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Năm là, Công đoàn phải phát huy vai trò, làm tốt hơn nữa chức năng tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đồng thời coi đây là trách nhiệm và quyền lợi chính trị tổ chức Công đoàn.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ