Các đơn vị trong ngành Giao thông Vận tải đã tổ chức Hội nghị người lao động đạt 79%, Hội nghị cán bộ công chức đạt 100% (đạt chỉ tiêu Tổng LĐLĐVN giao).
Ông Phạm Hoài Phương - Chủ tịch Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam - phát biểu tại hội nghị người lao động năm 2024 ở Công ty Cổ phần Traphaco. Ảnh: Công đoàn GTVTVN
Ngày 24.8, ông Phạm Hoài Phương - Chủ tịch Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam - cho biết, thông qua việc tổ chức hội nghị, người lao động và lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp có cơ hội trao đổi, tiếp thu và bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế, kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh và sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo lãnh đạo Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam, đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị đã gắn việc xây dựng quy chế dân chủ với việc cải cách hành chính được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị trong ngành đã đăng ký cam kết thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, tạo tiền đề cho việc đổi mới phong cách làm việc của CBCC trong thi hành công vụ.
Đối với khối doanh nghiệp, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tại các doanh nghiệp, công ty cổ phần chủ động phối hợp với người đứng đầu đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn…
Qua kiểm tra, nắm tình hình, nhìn chung, công tác thương lượng tập thể, đại diện thương lượng tập thể, việc ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại các doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc đúng trình tự và quy định, có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định, được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở xác nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp khó khăn, chưa thực hiện việc ký kết TƯLĐTT khi đã hết hạn theo quy định của pháp luật, từ đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về quan hệ lao động hài hòa ở doanh nghiệp; một số nội dung TƯLĐTT chưa phải là thương lượng mà sao chép lại các quy định của pháp luật.
Các cấp công đoàn trực thuộc trong ngành Giao thông Vận tải đã phối hợp với chuyên môn triển khai thực hiện theo hướng dẫn của công đoàn cấp trên, bám sát nội dung, chấm điểm theo khung tiêu chí và thực hiện đánh giá đúng quy trình, thủ tục thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT như thành lập Tổ thương lượng tập thể, lấy ý kiến tập thể người lao động về nội dung thương lượng tập thể, đề xuất thương lượng và thông báo nội dung thương lượng tập thể, tiến hành phiên họp thương lượng tập thể, tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về các nội dung đã thỏa thuận.
“Nhìn chung, các bản TƯLĐTT cơ bản đều có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật như: Tiền lương, thời giờ nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca… Việc tổ chức triển khai thực hiện TƯLĐTT thực hiện đúng quy định; phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện truyền đạt nội dung TƯLĐTT đến người lao động; định kỳ CĐCS đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT, tập hợp những vướng mắc, tồn tại kiến nghị với người sử dụng lao động và báo cáo kết quả thực hiện với công đoàn cấp trên” - ông Phạm Hoài Phương cho hay.
Tổng số có 233 doanh nghiệp phải ký TƯLĐTT, trong đó 11 doanh nghiệp nhà nước; 180 doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn; 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 196 doanh nghiệp đã ký TƯLĐTT (đạt tỉ lệ 84%) trong đó TƯLĐTT loại A đạt 59%, loại B đạt 32%, loại C đạt 9%; ký hợp đồng lao động đạt tỉ lệ cao trên 95%.
Ngày 24.8, ông Phạm Hoài Phương - Chủ tịch Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam - cho biết, thông qua việc tổ chức hội nghị, người lao động và lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp có cơ hội trao đổi, tiếp thu và bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế, kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh và sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo lãnh đạo Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam, đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị đã gắn việc xây dựng quy chế dân chủ với việc cải cách hành chính được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị trong ngành đã đăng ký cam kết thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, tạo tiền đề cho việc đổi mới phong cách làm việc của CBCC trong thi hành công vụ.
Đối với khối doanh nghiệp, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tại các doanh nghiệp, công ty cổ phần chủ động phối hợp với người đứng đầu đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn…
Qua kiểm tra, nắm tình hình, nhìn chung, công tác thương lượng tập thể, đại diện thương lượng tập thể, việc ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại các doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc đúng trình tự và quy định, có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định, được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở xác nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp khó khăn, chưa thực hiện việc ký kết TƯLĐTT khi đã hết hạn theo quy định của pháp luật, từ đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về quan hệ lao động hài hòa ở doanh nghiệp; một số nội dung TƯLĐTT chưa phải là thương lượng mà sao chép lại các quy định của pháp luật.
Các cấp công đoàn trực thuộc trong ngành Giao thông Vận tải đã phối hợp với chuyên môn triển khai thực hiện theo hướng dẫn của công đoàn cấp trên, bám sát nội dung, chấm điểm theo khung tiêu chí và thực hiện đánh giá đúng quy trình, thủ tục thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT như thành lập Tổ thương lượng tập thể, lấy ý kiến tập thể người lao động về nội dung thương lượng tập thể, đề xuất thương lượng và thông báo nội dung thương lượng tập thể, tiến hành phiên họp thương lượng tập thể, tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về các nội dung đã thỏa thuận.
“Nhìn chung, các bản TƯLĐTT cơ bản đều có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật như: Tiền lương, thời giờ nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca… Việc tổ chức triển khai thực hiện TƯLĐTT thực hiện đúng quy định; phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện truyền đạt nội dung TƯLĐTT đến người lao động; định kỳ CĐCS đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT, tập hợp những vướng mắc, tồn tại kiến nghị với người sử dụng lao động và báo cáo kết quả thực hiện với công đoàn cấp trên” - ông Phạm Hoài Phương cho hay.
Tổng số có 233 doanh nghiệp phải ký TƯLĐTT, trong đó 11 doanh nghiệp nhà nước; 180 doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn; 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 196 doanh nghiệp đã ký TƯLĐTT (đạt tỉ lệ 84%) trong đó TƯLĐTT loại A đạt 59%, loại B đạt 32%, loại C đạt 9%; ký hợp đồng lao động đạt tỉ lệ cao trên 95%.
TGNC (Nguồn BLĐ)