Ngày 5/7, tại tỉnh Nghệ An, Công đoàn Cục Đường bộ VN đã tổ chức Hội nghị biểu dương nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, giai đoạn 2018-2023. Đồng chí Phạm Hoài Phương, Ủy viên BCH Tổng liên đoàn Lao động VN, Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam đã tham dự hội nghị.
Công đoàn Cục Đường bộ VN đã biểu dương, khen thưởng 72 nữ cán bộ, công nhân viên chức “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Hiện nay, Công đoàn Cục đường bộ VN trực tiếp quản lý 46 công đoàn cơ sở với tổng số 4.796 đoàn viên. Trong số đó có 1.158 đoàn viên nữ, chiếm 24,1%. Tại hội nghị, Công đoàn Cục Đường bộ VN đã biểu dương, khen thưởng 72 nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Các chị là những người có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Nhà nước, như các chị: Phan Thị Thu Hiền, Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Hải Vinh, Nguyễn Thị Lan Hương ở Cơ quan Cục Đường bộ VN; Đỗ Thị Yến Nhi ở Khu QLĐB IV, Thái Thị Trúc Ly ở Khu QLĐB II...
Trong công tác đầu tư xây dựng, tiêu biểu như các chị: Trương Thị Hồng Hạnh ở Ban QLDA 4; Nguyễn Thị Hồng ở Ban QLDA 5, Vũ Thị Thanh ở Trung tâm Kỹ thuật đường bộ…
Ở khối các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiêu biểu như các chị: Đoàn Minh Thọ, Giám đốc Công ty CP Bình Định; Trần Thị Huyền Chăm, Phó giám đốc Công ty 719; Hoàng Hoài Thương, Hạt trưởng Hạt 7 QL3 Cao Bằng, Công ty 244…
Các chị là những người có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý Nhà nước, như các chị: Phan Thị Thu Hiền, Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Hải Vinh, Nguyễn Thị Lan Hương ở Cơ quan Cục Đường bộ VN; Đỗ Thị Yến Nhi ở Khu QLĐB IV, Thái Thị Trúc Ly ở Khu QLĐB II...
Trong công tác đầu tư xây dựng, tiêu biểu như các chị: Trương Thị Hồng Hạnh ở Ban QLDA 4; Nguyễn Thị Hồng ở Ban QLDA 5, Vũ Thị Thanh ở Trung tâm Kỹ thuật đường bộ…
Ở khối các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiêu biểu như các chị: Đoàn Minh Thọ, Giám đốc Công ty CP Bình Định; Trần Thị Huyền Chăm, Phó giám đốc Công ty 719; Hoàng Hoài Thương, Hạt trưởng Hạt 7 QL3 Cao Bằng, Công ty 244…
Trong 72 nữ nữ lao động xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” được tôn vinh tại hội nghị có nhiều nữ lao động điển hình ở các lĩnh vực.
Đang thai nghén vẫn đi thông đường giữa đêm mưa bão
Chị Hoàng Hoài Phương sinh năm 1982, quê ở Cao Bằng. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông vận tải, chị đi làm kỹ sư cầu đường. Đến năm 2007, chị về công tác sau đó giữ chức vụ Hạt trưởng Hạt Quản lý đường bộ (QLĐB) 7, Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 244.
Nữ Hạt trưởng Hạt QLĐB 7 Hoàng Hoài Phương.
Là cô gái có thân hình khá mảnh mai, nhưng trong công tác duy tu và bảo dưỡng các tuyến đường bộ, chị không hề tỏ ra lép vế trước một đấng mày râu nào.
Hạt QLĐB 7 của chị Phương được giao nhiệm vụ quản lý từ Km 239+414 - Km 294+00 QL3, thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong hơn 50km hạt được giao quản lý, thì có đến gần 22km qua đèo núi là đèo Cao Bắc và đèo Tài Hồ Sìn.
Chị Phương chia sẻ: Đoạn tuyến mà hạt quản lý chủ yếu là đồi núi quanh co, đèo dốc nên khi mùa mưa bão đến rất vất vả. Đặc biệt, ở Cao Bằng các vụ sạt lở taluy dương đều xảy ra vào ban đêm. Chưa hết, mùa đông ở đây rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống đến 1-2 độ C, kèm theo sương mù dày đặc. Trong khi đó, thân là phụ nữ, chị còn phải lo công việc gia đình và chăm sóc con cái.
Thế nhưng, với phẩm chất người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”, chị Phương đã hoàn thành xuất sắc phong trào “giữ đường tốt, an toàn và xanh, sạch, đẹp”.
Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng chị Phương vẫn nhớ như in kỷ niệm năm 2009, lúc đó chị mới có bầu cháu thứ nhất. Bấy giờ là mùa mưa lũ, sau nhiều ngày no nước, hàng nghìn khối đất đá từ trên núi sạt xuống cuốn theo cây cối chặn ngang đoạn Km 256+300 QL3, giao thông tê liệt hoàn toàn.
Nghe tin, chị Phương cùng anh em công nhân trong hạt nhanh chóng có mặt tại hiện trường, khẩn trương huy động máy móc, hót dọn đảm bảo giao thông bước 1. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng khác điều tiết, phân luồng, đảm bảo giao thông.
“Công việc xong xuôi thì đã gần nửa đêm, mình vừa về đến nhà lại nghe tin đường bị sạt tiếp. Là thân gái, lần đầu bụng mang dạ chửa, lại mới đầu thai nghén nên mình cũng rất lo lắng. Thế nhưng, là người trong nghề mình biết rõ QL3 là tuyến đường huyết mạch từ miền xuôi lên Cao Bằng, ách tắc một phút cũng sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Vì vậy, ngay lập tức, mình lại vội vàng quàng áo mưa chạy ra hiện trường vừa chỉ đạo, vừa động viên anh em hót dọn. Mãi đến 5h sáng hôm sau, công nhân mới hót dọn xong đất đá, đảm bảo giao thông bước 1”, chị Phương kể.
Đó còn là kỷ niệm về những ngày mùa đông giá rét. Mỗi lần đi kiểm tra tuyến gặp đúng đợt rét đậm rét hại, kiểm tra được một lúc, chị Phương lại phải chạy vào nhà dân xin lửa sưởi ấm rồi mới đi tiếp…
Theo chị Phương, nghề duy tu, bảo dưỡng đường nó thế, mưa bão, mọi người ngồi trong nhà tránh trú thì mình lại chạy ra đường để phân luồng, cảnh báo, cắt dọn, thông đường. Đêm hôm giữa rừng núi hoang vắng, công nhân phải đứng dưới trời mưa để hốt dọn đất đá. Trong khi phía trên là cả trăm ụ đất đá to đã nhiều ngày no nước, chỉ chờ trực ụp xuống và vùi lấp mọi thứ phía dưới. Ai không yêu nghề khó mà bám trụ được.
"Mình là hạt trưởng, dù không phải làm việc nặng nhọc nhưng phải đứng đó để chỉ đạo, đồng thời động viên và làm cảnh giới cho anh em", chị chia sẻ.
"Giỏi việc nước, đảm việc nhà"
Không chỉ giỏi việc nước, nhiều nữ cán bộ, công chức, viên chức lao động ngành đường bộ còn đảm việc nhà. Điển hình là trường hợp chị Lương Thị Hạnh, Phó phòng Kế hoạch tài chính Khu QLĐB I.
Với đặc thù riêng của ngành là phải đi lại nhiều, chị Hạnh cũng phải tạm xa các con trong một vài ngày, có khi dài hơn để thực hiện công việc được giao. Thời gian xa con, nhất là khi các cháu còn bé là một khó khăn đối với chị. Phấp phỏng, lo lâu, đứng ngồi không yên khi không biết bữa nay con ăn, chơi, ngủ thế nào, có ngon không… là tâm lý của chị mỗi lần xa con.
Ngoài hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan, chị Lương Thị Hạnh còn chăm sóc, nuôi dạy con cái thành đạt, giỏi giang.
Nhưng vượt lên mọi khó khăn, chị đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị giao. Đồng thời, chị chủ động sắp xếp công việc để nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi. Hiện nay, con trai chị đã đi làm và đang theo học tiến sĩ tại Trường Đại học Helsinki (Phần Lan); còn cháu gái đang là sinh viên năm nhất tại Đại học Aalto (Phần Lan).
Chị Hạnh chia sẻ bí quyết, đối với công việc, chị luôn cố gắng cao nhất để hoàn thành công việc ở ngay trên cơ quan. Việc của ngày hôm nay phải cố gắng hết sức để xong ngay trong ngày, không kéo lê sang ngày sau để rồi việc chồng việc.
Với con cái, chị không ép con học bằng mọi giá. Khi con còn bé thơ, thay vì ép con học chữ, học tính toán, chị Hạnh lại cho con đi học đàn, học múa, học ngoại ngữ… để con hình thành kỹ năng sống. Chị cũng dành nhiều thời gian để đọc truyện, ca hát và chơi đùa cùng các con.
Khi con lớn hơn, thay vì cho con đi học ở các trung tâm, chị Hạnh lại tranh thủ thời gian, cùng con chủ động tìm ra nguyên nhân và giải pháp tối ưu nhất của vấn đề... Từ đó, chị tạo cho con tư duy tích cực trong học tập và cuộc sống.
Theo chị Hạnh, cha mẹ là người thầy đầu tiên của các con. Vì vậy, cha mẹ phải là tấm gương cho các con noi theo. Trước những thắc mắc của con cái, cha mẹ cần phải kiên trì, gần gũi, giải thích đơn giản, dễ hiểu để con hiểu rõ, hiểu đúng bản chất hiện tượng, sự việc.
Ngoài ra, cha mẹ phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Đồng thời, định hướng đạo đức, nhân cách, quyền lợi và trách nhiệm của các con…
Nữ Hạt trưởng Hạt QLĐB 7 Hoàng Hoài Phương.
Là cô gái có thân hình khá mảnh mai, nhưng trong công tác duy tu và bảo dưỡng các tuyến đường bộ, chị không hề tỏ ra lép vế trước một đấng mày râu nào.
Hạt QLĐB 7 của chị Phương được giao nhiệm vụ quản lý từ Km 239+414 - Km 294+00 QL3, thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong hơn 50km hạt được giao quản lý, thì có đến gần 22km qua đèo núi là đèo Cao Bắc và đèo Tài Hồ Sìn.
Chị Phương chia sẻ: Đoạn tuyến mà hạt quản lý chủ yếu là đồi núi quanh co, đèo dốc nên khi mùa mưa bão đến rất vất vả. Đặc biệt, ở Cao Bằng các vụ sạt lở taluy dương đều xảy ra vào ban đêm. Chưa hết, mùa đông ở đây rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống đến 1-2 độ C, kèm theo sương mù dày đặc. Trong khi đó, thân là phụ nữ, chị còn phải lo công việc gia đình và chăm sóc con cái.
Thế nhưng, với phẩm chất người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”, chị Phương đã hoàn thành xuất sắc phong trào “giữ đường tốt, an toàn và xanh, sạch, đẹp”.
Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng chị Phương vẫn nhớ như in kỷ niệm năm 2009, lúc đó chị mới có bầu cháu thứ nhất. Bấy giờ là mùa mưa lũ, sau nhiều ngày no nước, hàng nghìn khối đất đá từ trên núi sạt xuống cuốn theo cây cối chặn ngang đoạn Km 256+300 QL3, giao thông tê liệt hoàn toàn.
Nghe tin, chị Phương cùng anh em công nhân trong hạt nhanh chóng có mặt tại hiện trường, khẩn trương huy động máy móc, hót dọn đảm bảo giao thông bước 1. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng khác điều tiết, phân luồng, đảm bảo giao thông.
“Công việc xong xuôi thì đã gần nửa đêm, mình vừa về đến nhà lại nghe tin đường bị sạt tiếp. Là thân gái, lần đầu bụng mang dạ chửa, lại mới đầu thai nghén nên mình cũng rất lo lắng. Thế nhưng, là người trong nghề mình biết rõ QL3 là tuyến đường huyết mạch từ miền xuôi lên Cao Bằng, ách tắc một phút cũng sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Vì vậy, ngay lập tức, mình lại vội vàng quàng áo mưa chạy ra hiện trường vừa chỉ đạo, vừa động viên anh em hót dọn. Mãi đến 5h sáng hôm sau, công nhân mới hót dọn xong đất đá, đảm bảo giao thông bước 1”, chị Phương kể.
Đó còn là kỷ niệm về những ngày mùa đông giá rét. Mỗi lần đi kiểm tra tuyến gặp đúng đợt rét đậm rét hại, kiểm tra được một lúc, chị Phương lại phải chạy vào nhà dân xin lửa sưởi ấm rồi mới đi tiếp…
Theo chị Phương, nghề duy tu, bảo dưỡng đường nó thế, mưa bão, mọi người ngồi trong nhà tránh trú thì mình lại chạy ra đường để phân luồng, cảnh báo, cắt dọn, thông đường. Đêm hôm giữa rừng núi hoang vắng, công nhân phải đứng dưới trời mưa để hốt dọn đất đá. Trong khi phía trên là cả trăm ụ đất đá to đã nhiều ngày no nước, chỉ chờ trực ụp xuống và vùi lấp mọi thứ phía dưới. Ai không yêu nghề khó mà bám trụ được.
"Mình là hạt trưởng, dù không phải làm việc nặng nhọc nhưng phải đứng đó để chỉ đạo, đồng thời động viên và làm cảnh giới cho anh em", chị chia sẻ.
"Giỏi việc nước, đảm việc nhà"
Không chỉ giỏi việc nước, nhiều nữ cán bộ, công chức, viên chức lao động ngành đường bộ còn đảm việc nhà. Điển hình là trường hợp chị Lương Thị Hạnh, Phó phòng Kế hoạch tài chính Khu QLĐB I.
Với đặc thù riêng của ngành là phải đi lại nhiều, chị Hạnh cũng phải tạm xa các con trong một vài ngày, có khi dài hơn để thực hiện công việc được giao. Thời gian xa con, nhất là khi các cháu còn bé là một khó khăn đối với chị. Phấp phỏng, lo lâu, đứng ngồi không yên khi không biết bữa nay con ăn, chơi, ngủ thế nào, có ngon không… là tâm lý của chị mỗi lần xa con.
Ngoài hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan, chị Lương Thị Hạnh còn chăm sóc, nuôi dạy con cái thành đạt, giỏi giang.
Nhưng vượt lên mọi khó khăn, chị đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị giao. Đồng thời, chị chủ động sắp xếp công việc để nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi. Hiện nay, con trai chị đã đi làm và đang theo học tiến sĩ tại Trường Đại học Helsinki (Phần Lan); còn cháu gái đang là sinh viên năm nhất tại Đại học Aalto (Phần Lan).
Chị Hạnh chia sẻ bí quyết, đối với công việc, chị luôn cố gắng cao nhất để hoàn thành công việc ở ngay trên cơ quan. Việc của ngày hôm nay phải cố gắng hết sức để xong ngay trong ngày, không kéo lê sang ngày sau để rồi việc chồng việc.
Với con cái, chị không ép con học bằng mọi giá. Khi con còn bé thơ, thay vì ép con học chữ, học tính toán, chị Hạnh lại cho con đi học đàn, học múa, học ngoại ngữ… để con hình thành kỹ năng sống. Chị cũng dành nhiều thời gian để đọc truyện, ca hát và chơi đùa cùng các con.
Khi con lớn hơn, thay vì cho con đi học ở các trung tâm, chị Hạnh lại tranh thủ thời gian, cùng con chủ động tìm ra nguyên nhân và giải pháp tối ưu nhất của vấn đề... Từ đó, chị tạo cho con tư duy tích cực trong học tập và cuộc sống.
Theo chị Hạnh, cha mẹ là người thầy đầu tiên của các con. Vì vậy, cha mẹ phải là tấm gương cho các con noi theo. Trước những thắc mắc của con cái, cha mẹ cần phải kiên trì, gần gũi, giải thích đơn giản, dễ hiểu để con hiểu rõ, hiểu đúng bản chất hiện tượng, sự việc.
Ngoài ra, cha mẹ phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Đồng thời, định hướng đạo đức, nhân cách, quyền lợi và trách nhiệm của các con…