Sau xây dựng và hầm mỏ, lao động trong ngành nông nghiệp là nhóm phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe nhất; trong đó, lao động chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với sản lượng chỉ đứng sau Brazil, ngành này sử dụng hơn 600.000 lao động và cung cấp sinh kế cho khoảng 2,6 triệu người.
Tuy nhiên, họ phải đối mặt các rủi ro ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng như: bảo quản nguyên vật liệu không đúng quy trình, sử dụng hóa chất nông nghiệp và vứt bỏ bao bì chứa hóa chất không an toàn, máy móc không an toàn, tiếp xúc với bụi và tiếng ồn trong các cơ sở chế biến cà phê.
Ngoài ra, địa hình dốc ở các vườn cà phê có thể gây nguy cơ trượt chân và té ngã cho công nhân thu hoạch, đặc biệt là khi họ mang vác những bao tải nặng đi trên đường trơn và thiếu bảo hộ lao động. Nhiều người lao động cũng phải đối mặt với những rủi ro về tâm lý, đặc biệt là mức độ căng thẳng cao do tình trạng bất ổn tài chính vốn có trong ngành…
Những điều kiện như vậy gây bất lợi cho cả sức khỏe của người lao động và năng suất của doanh nghiệp.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với sản lượng chỉ đứng sau Brazil, ngành này sử dụng hơn 600.000 lao động và cung cấp sinh kế cho khoảng 2,6 triệu người.
Tuy nhiên, họ phải đối mặt các rủi ro ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng như: bảo quản nguyên vật liệu không đúng quy trình, sử dụng hóa chất nông nghiệp và vứt bỏ bao bì chứa hóa chất không an toàn, máy móc không an toàn, tiếp xúc với bụi và tiếng ồn trong các cơ sở chế biến cà phê.
Ngoài ra, địa hình dốc ở các vườn cà phê có thể gây nguy cơ trượt chân và té ngã cho công nhân thu hoạch, đặc biệt là khi họ mang vác những bao tải nặng đi trên đường trơn và thiếu bảo hộ lao động. Nhiều người lao động cũng phải đối mặt với những rủi ro về tâm lý, đặc biệt là mức độ căng thẳng cao do tình trạng bất ổn tài chính vốn có trong ngành…
Những điều kiện như vậy gây bất lợi cho cả sức khỏe của người lao động và năng suất của doanh nghiệp.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Với vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong nhiều năm qua, Công đoàn Việt Nam xác định: tất cả những người lao động ở Việt Nam (trong đó có người lao động trong chuỗi cung ứng cà phê) đều có quyền có nơi làm việc an toàn và lành mạnh. Do đó, Công đoàn Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng thực hiện công tác bảo hộ lao động; đảm bảo ATVSLĐ; bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.
Điều này cũng nhất quán với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, luôn coi việc bảo đảm ATVSLĐ là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động; và cơ bản tương thích, phù hợp với nội dung Công ước 155, 187 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO); các Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA… mà Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn.
Để thúc đẩy việc thực hiện ATVSLĐ nói chung và ATVSLĐ trong ngành nông nghiệp nói riêng, những năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thông qua việc thực hiện Nghị quyết số 10c/NQ-BCH ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) về “Nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”; Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 3/3/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” trong tình hình mới.
Nghị quyết số 10c/NQ-BCH nêu rõ: “Tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, người sử dụng lao động, người lao động, trong đó công đoàn có vai trò và trách nhiệm quan trọng nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động... Thông qua thực hiện tốt công tác ATVSLĐ góp phần khẳng định vai trò, củng cố và nâng cao vị thế công đoàn, phát triển đoàn viên, thu hút người lao động gia nhập công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
Theo đó, công tác chỉ đạo Nghị quyết 10c/NQ-BCH được triển khai thống nhất từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến các cấp công đoàn với hơn 11 triệu đoàn viên sinh hoạt tại hơn 125 nghìn công đoàn cơ sở.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ động kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước nhiều cơ chế, chính sách, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia với cơ quan chức năng điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động theo quy định, phát hiện và kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm và nguy cơ mất ATVSLĐ.
Để đảm bảo tính hiệu quả của việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những việc tổ chức Công đoàn đã làm được không chỉ là triển khai bằng văn bản, các cấp công đoàn còn chủ trì thành lập Đoàn kiểm tra hoặc phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ ở các ngành nghề có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ. Đặc biệt là công tác kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, đo kiểm môi trường lao động, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động.
Đồng thời, đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, áp dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ. Thúc đẩy các giải pháp đáp ứng yêu cầu “sản xuất xanh” trong ngành nông nghiệp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy móc để giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động cho người lao động.
May mắn được tiếp cận sâu với vấn đề ATVSLĐ trong lĩnh vực nông nghiệp khi còn là Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ (Hà Nội), nên khi về làm công tác công đoàn, tôi tiếp tục quan tâm, tham gia xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách, giám sát việc thực thi pháp luật và tìm tòi cách giải quyết đối với nhiều vấn đề lớn của công đoàn; các vấn đề liên quan đến quyền con người; an toàn lao động… Cho đến nay, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công tác bảo hộ lao động vẫn là mối quan tâm hàng đầu của tôi.
Thực tế, số lượng đoàn viên công đoàn trong lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều mặc dù số lao động khá lớn; những chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề ATVSLĐ trong nông nghiệp còn ít; công tác tuyên truyền về ATVSLĐ trong nông nghiệp chưa sâu rộng đến nông dân… nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thường xuyên phối hợp chặt chẽ, kiến nghị chính quyền các địa phương có chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân lao động ngành cà phê…
Theo đó, Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công đoàn Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã tích cực, nỗ lực triển khai thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động nhằm góp phần thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động. Tôi tin tưởng rằng, thời gian tới, nhiệm vụ này tiếp tục được quan tâm, có nhiều hướng đi thực chất và vững chắc hơn nữa.
Điều này cũng nhất quán với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, luôn coi việc bảo đảm ATVSLĐ là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động; và cơ bản tương thích, phù hợp với nội dung Công ước 155, 187 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO); các Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA… mà Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn.
Để thúc đẩy việc thực hiện ATVSLĐ nói chung và ATVSLĐ trong ngành nông nghiệp nói riêng, những năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thông qua việc thực hiện Nghị quyết số 10c/NQ-BCH ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) về “Nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”; Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 3/3/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” trong tình hình mới.
Nghị quyết số 10c/NQ-BCH nêu rõ: “Tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, người sử dụng lao động, người lao động, trong đó công đoàn có vai trò và trách nhiệm quan trọng nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động... Thông qua thực hiện tốt công tác ATVSLĐ góp phần khẳng định vai trò, củng cố và nâng cao vị thế công đoàn, phát triển đoàn viên, thu hút người lao động gia nhập công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
Theo đó, công tác chỉ đạo Nghị quyết 10c/NQ-BCH được triển khai thống nhất từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến các cấp công đoàn với hơn 11 triệu đoàn viên sinh hoạt tại hơn 125 nghìn công đoàn cơ sở.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ động kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước nhiều cơ chế, chính sách, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia với cơ quan chức năng điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động theo quy định, phát hiện và kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm và nguy cơ mất ATVSLĐ.
Để đảm bảo tính hiệu quả của việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, những việc tổ chức Công đoàn đã làm được không chỉ là triển khai bằng văn bản, các cấp công đoàn còn chủ trì thành lập Đoàn kiểm tra hoặc phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác ATVSLĐ ở các ngành nghề có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ. Đặc biệt là công tác kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, đo kiểm môi trường lao động, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động.
Đồng thời, đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức, áp dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ. Thúc đẩy các giải pháp đáp ứng yêu cầu “sản xuất xanh” trong ngành nông nghiệp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy móc để giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động cho người lao động.
May mắn được tiếp cận sâu với vấn đề ATVSLĐ trong lĩnh vực nông nghiệp khi còn là Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ (Hà Nội), nên khi về làm công tác công đoàn, tôi tiếp tục quan tâm, tham gia xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách, giám sát việc thực thi pháp luật và tìm tòi cách giải quyết đối với nhiều vấn đề lớn của công đoàn; các vấn đề liên quan đến quyền con người; an toàn lao động… Cho đến nay, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, công tác bảo hộ lao động vẫn là mối quan tâm hàng đầu của tôi.
Thực tế, số lượng đoàn viên công đoàn trong lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều mặc dù số lao động khá lớn; những chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề ATVSLĐ trong nông nghiệp còn ít; công tác tuyên truyền về ATVSLĐ trong nông nghiệp chưa sâu rộng đến nông dân… nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thường xuyên phối hợp chặt chẽ, kiến nghị chính quyền các địa phương có chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân lao động ngành cà phê…
Theo đó, Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công đoàn Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã tích cực, nỗ lực triển khai thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ đoàn viên, người lao động nhằm góp phần thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động. Tôi tin tưởng rằng, thời gian tới, nhiệm vụ này tiếp tục được quan tâm, có nhiều hướng đi thực chất và vững chắc hơn nữa.
NGỌ DUY HIỂU - PHÓ CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM
TGNC (Nguồn Cổng TTĐT Tổng LĐ)
TGNC (Nguồn Cổng TTĐT Tổng LĐ)