Tại buổi lễ Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn trong toàn ngành phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp vận động toàn thể cán bộ, CNVCLĐ gương mẫu, đi đầu bằng các việc làm cụ thể của mình để góp phần khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông đang diễn biến phức tạp ở nước ta hiện nay. Đồng thời, vận động người thân, bạn bè cùng toàn dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định vê trật tự an toàn giao thông mà tập trung vào ATGT đường bộ, cũng chính là từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong toàn xã hội. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được xác định là một tiêu chí để đánh giá cán bộ hàng năm.
Các đồng chí lãnh đạo Công đoàn GTVT và lực lượng Thanh tra giao thông tại buổi lễ
Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, TNGT đường bộ đang là thách thức lớn đối với Việt Nam và thế giới. “Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,25 triệu người chết, 50 triệu người bị thương do TNGT, TNGT đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với lứa tuổi từ 15 - 27. Ở Việt Nam, dù đã giảm số người chết dưới 9.000 người/năm, nhưng bình quân mỗi ngày vẫn còn 23 người chết và 60 người bị thương. Trong đó, rất nhiều nạn nhân là công nhân viên chức lao động (CNVC-LĐ) ngành GTVT, những người là lao động chính trong gia đình”, ông Thái nói.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng UBATGTQG nhấn mạnh: Tai nạn giao thông đang là vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tât cả các nước trên thế giới.
Ông Phạm Hoài Phương, Phó Chủ tịch công đoàn GTVT Việt Nam cho biết, theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2018, toàn quốc đã xảy ra gần 9.000 vụ TNGT làm chết hơn 4.000 người, bị thương hơn 7.000 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 594 vụ (giảm 6,19%), giảm 31 người chết (giảm 0,75%), số người bị thương giảm 908 người (giảm 11,44%).
"Cùng đó, ùn tắc tại các đô thị lớn cũng đang rất nhức nhối, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, trong đó, công nhân viên, lao động GTVT được xác định là một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ quy tắc ATGT, xây dựng môi trường giao thông an toàn", ông Phương nói.
"Cùng đó, ùn tắc tại các đô thị lớn cũng đang rất nhức nhối, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, trong đó, công nhân viên, lao động GTVT được xác định là một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ quy tắc ATGT, xây dựng môi trường giao thông an toàn", ông Phương nói.
Ông Phạm Hoài Phương, Phó chủ tịch Công Đoàn GTVT Việt Nam tin tưởng rằng, bằng những việc làm và hành động cụ thể, trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được cải thiện, tai nạn giao thông sẽ từng bước được ngăn chặn và giảm dần, văn hóa giao thông từng bước đi vào cuộc sống để xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh.
Trước diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình TNGT, đại diện Công đoàn GTVT Việt Nam, ông Phạm Hoài Phương kêu gọi toàn thể CBCNVC-LĐ ngành GTVT từ TW đến địa phương gương mẫu, đi đầu bằng những việc làm thiết thực.
Cụ thể, lực lượng thanh tra giao thông phải ký cam kết với Thủ trưởng đơn vị tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm nhiệm vụ. Đội ngũ lái xe vận tải đường bộ, lái tàu, đặc biệt là lái xe đường dài, xe buýt, xe tải hạng nặng cần phải thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, an toàn xe, nghiêm túc chấp hành về số lượng hành khách, tải trọng quy định, tốc độ xe khi lưu thông trên đường.
Cụ thể, lực lượng thanh tra giao thông phải ký cam kết với Thủ trưởng đơn vị tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm nhiệm vụ. Đội ngũ lái xe vận tải đường bộ, lái tàu, đặc biệt là lái xe đường dài, xe buýt, xe tải hạng nặng cần phải thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, an toàn xe, nghiêm túc chấp hành về số lượng hành khách, tải trọng quy định, tốc độ xe khi lưu thông trên đường.
Các đại biểu tham dự buổi lễ phát động
Đối với đội ngũ cán bộ đăng kiểm phải kiên quyết không để xe quá niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật theo tiêu chuẩn lưu hành trên đường; kiên quyết chống tiêu cực, gây phiền hà cho chủ phương tiện khi đến kiểm định kỹ thuật. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên tại các trường, Trung tâm sát hạch, cấp GPLX phải nâng cao chất lượng đào tạo, tuyệt đối không cấp GPLX cho người yếu cả về kỹ năng và kiến thức lý thuyết.
Đ/c Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn Ngành GTVT Hà Nội thay mặt cán bộ,
đoàn viên CNLĐ hưởng ứng chương trình lễ phát động
Lực lượng sinh viên làm công tác tuyên truyền viên ATGT tham dự buổi lễ
Đặc biệt, công nhân làm việc ở các công ty quản lý hạ tầng giao thông phải phối hợp với cơ quan liên quan giải quyết triệt để các điểm đen trên đường, khắc phục kịp thời các điểm sụt trượt trong mùa mưa bão. “Bằng những hành động cụ thể, công đoàn GTVT Việt Nam mong tình hình trật tự ATGT sẽ được cải thiện, TNGT sẽ từng bước được ngăn chặn, văn hóa giao thông sẽ từng bước đi vào cuộc sống để xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn”, ông Phương khẳng định.
Thực tế, tai nạn giao thông là nỗi đau không của riêng ai. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là nói “Không” với rượu bia khi lái xe, an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người. Bằng các việc làm thiết thực, hãy cùng hành động quyết liệt hơn nữa góp phần kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông.
Sau buổi lễ phát động tuyên truyền pháp luật và văn hóa giao thông năm 2018. Công đoàn GTVT Việt Nam tiếp tục triển khai các lớp tuyên truyền tại các tỉnh, thành phố.
BTG - TH