Nhanh chóng hoàn tất phân cấp, phân quyền
Sáng ngày (26/12), Cục Đường thủy nội địa VN tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Tới dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT; đồng chí Đào Văn Tiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ GTVT; đồng chí Phạm Hoài Phương, UVBCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam; đồng chí Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đánh giá cao những nỗ lực của Cục Đường thủy nội địa VN.
Trong đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đáp ứng tiến độ; Công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều đổi mới; Tiếp tục kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn.
Sáng ngày (26/12), Cục Đường thủy nội địa VN tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Tới dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT; đồng chí Đào Văn Tiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ GTVT; đồng chí Phạm Hoài Phương, UVBCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam; đồng chí Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đánh giá cao những nỗ lực của Cục Đường thủy nội địa VN.
Trong đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đáp ứng tiến độ; Công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều đổi mới; Tiếp tục kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang yêu cầu Cục Đường thủy nội địa VN phát huy tinh thần đoàn kết,
triển khai thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả quản lý,
thúc đẩy lĩnh vực ĐTNĐ phát triển
Cùng đó công tác quản lý Nhà nước tại các cảng bến tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, ít có đơn thư khiếu nại, phản ánh về hiện tượng tiêu cực nhũng nhiễu, gây phiền hà của cảng vụ, đại diện. ATGT đường thủy được đảm bảo, TNGT giảm sâu. Công tác bảo trì KCHT đường thủy nội địa (ĐTNĐ) dần đi vào nề nếp... Đặc biệt, công tác hợp tác quốc tế khởi sắc, nhất là hợp tác với Campuchia, Lào thúc đẩy vận tải thủy.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Sang cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực ĐTNĐ, đặc biệt là việc mô hình, phương thức bảo trì KCHT còn bất cập...
Ảnh đại biểu tham dự Hội nghị
"Phải hoàn tất công tác phân cấp đối với các đơn vị đã được ủy quyền trước đây về quản lý Nhà nước lĩnh vực ĐTNĐ; Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể về ĐTNĐ, đặc biệt lưu ý các giải pháp phát triển ĐTNĐ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chú trọng công tác an toàn, nhất là an toàn tàu SB. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực", Thứ trưởng nói và nhấn mạnh: Trong bối cảnh kinh doanh vận tải thủy nội địa còn khá khiêm tốn, thu hút xã hội hóa vào lĩnh vực ĐTNĐ chưa được như các lĩnh vực khác, cần đầu tư Nhà nước làm vốn mồi, làm động lực thu hút được nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách.
"Cục Đường thủy nội địa VN cần rà soát ngay các dự án ưu tiên đầu tư để có thể đưa vào kế hoạch bố trí nguồn vốn dự phòng trung hạn 2021-2025 và kế hoạch vốn trung hạn tới”, Thứ trưởng chỉ đạo.
Tiếp thu chỉ đạo của Thứ trưởng, ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN nhấn mạnh, công tác quản lý Nhà nước năm 2022 của Cục đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về giảm phí sử dụng hạ tầng cửa khẩu cảng biển, về thủ tục hải quan, biên phòng.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn đến 20-25% tổng số cảng, bến là không phép hoặc hết phép nhưng chưa được gia hạn, cần sự phối hợp chặt chẽ của địa phương trong tháo gỡ, khắc phục về cơ chế, chính sách.
“Thời gian tới đây Cục Đường thủy nội địa VN xác định cần triển khai các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công dẫn dắt đầu tư. ĐTNĐ là lĩnh vực tiềm năng, nhiệm vụ của Cục Đường thủy nội địa VN phải biến tiềm năng đó trở thành sức mạnh, đóng góp cho ngành GTVT phát triển”, Cục trưởng Bùi Thiên Thu nhấn mạnh.
"Cục Đường thủy nội địa VN cần rà soát ngay các dự án ưu tiên đầu tư để có thể đưa vào kế hoạch bố trí nguồn vốn dự phòng trung hạn 2021-2025 và kế hoạch vốn trung hạn tới”, Thứ trưởng chỉ đạo.
Tiếp thu chỉ đạo của Thứ trưởng, ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN nhấn mạnh, công tác quản lý Nhà nước năm 2022 của Cục đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về giảm phí sử dụng hạ tầng cửa khẩu cảng biển, về thủ tục hải quan, biên phòng.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn đến 20-25% tổng số cảng, bến là không phép hoặc hết phép nhưng chưa được gia hạn, cần sự phối hợp chặt chẽ của địa phương trong tháo gỡ, khắc phục về cơ chế, chính sách.
“Thời gian tới đây Cục Đường thủy nội địa VN xác định cần triển khai các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công dẫn dắt đầu tư. ĐTNĐ là lĩnh vực tiềm năng, nhiệm vụ của Cục Đường thủy nội địa VN phải biến tiềm năng đó trở thành sức mạnh, đóng góp cho ngành GTVT phát triển”, Cục trưởng Bùi Thiên Thu nhấn mạnh.
Tại hội nghị, các ý kiến tham luận đều nhấn mạnh vai trò đầu tư của Nhà nước đối với kết cấu hạ tầng ĐTNĐ,
làm động lực, dẫn dắt đầu tư tư, tạo nguồn lực phát triển lĩnh vực ĐTNĐ
Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Trước đó, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN Lê Minh Đạo cho biết, năm 2022, sản lượng vận tải thủy tiếp tục tăng so với năm 2021, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.
Vận chuyển hành khách tăng 53%, luân chuyển hành khách tăng 36%, vận chuyển hàng hóa tăng 21%, luân chuyển hàng hóa tăng 20%.
Công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, phòng, chống thiên tai tiếp tục được thực hiện hiệu quả, kịp thời khắc phục những hư hỏng về kết cấu hạ tầng khi xảy ra mưa bão, bảo đảm an toàn cho người dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương.
Đặc biệt, Cục luôn chủ động đối thoại với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến vận tải đường thủy nội địa để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý kịp thời những vấn đề thuộc thẩm quyền và chuyển các cơ quan liên quan giải quyết các vấn đề không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền.
“Năm 2022, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã kịp thời báo cáo Bộ GTVT và cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ bất cập về phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP. HCM, TP. Hải Phòng đối với hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa.
Đến nay, TP. HCM đã miễn phí cho hàng quá cảnh Campuchia và giảm 50% hàng vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa từ 1/8/2022; TP. Hải Phòng đã quyết định giảm 50% phí từ 1/1/2023. Việc này đã giúp tăng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh vận chuyển hàng hóa ĐTNĐ”, Phó Cục trưởng Lê Minh Đạo cho hay.
Ban TGNC (Nguồn Báo GT)